Thiết kế thi công hệ thống đường ống nước

Hệ thống đường ống cấp thoát nước trong nhà là một phần quan trọng trong ngôi nhà. Vậy để có một hệ thống cấp thoát nước tuyệt vời thì quá trình thiết kế thi công hệ thống đường ống nước trong nhà đóng một vai trò rất quan trọng. Và góp phần tạo nên một ngôi nhà tuyệt đẹp.

Các giai đoạn trong thiết kế thi công hệ thống đường ống nước

Giai đoạn 1: Sơ đồ nguyên lý thiết kế thi công hệ thống đường ống nước

Trước khi bạn thiết kế một hệ thống cấp thoát nước trong nhà. Điều đầu tiên bạn nghĩ đến là làm sao có một sơ đồ nguyên lý của hệ thống cấp thoát nước trong nhà. Vì sơ đồ nguyên lý hệ thống cấp thoát nước cho ta biết sơ lược về đường ống thoát nước, đường ống cấp nước và đường ống nước thải, vị trí đồng hồ điện và máy bơm nước.

Giai đoạn 2: Kinh nghiệm triển khai mặt bằng trong thiết kế thi công hệ thống đường ống nước

Khi đã có bản vẽ kiến trúc mặt bằng của ngôi nhà thì cũng là lúc chúng ta triển khai những ý tướng thiết kế cấp thoát nước trong nhà, Vị trí đặt các hộp gen chứa các đường ống cấp nước, đường ống thoát nước thải, thoát nước nưa tiết kiệm dược không gian nhất, bố trí các dường ống nước nóng và lạnh trên mặt bằng tiết kiệm nhất, đẹp nhất. Và các vị trí đặt đồng hồ nước, đặt máy bơm nước, và đặt bể tự hoại hợp lý nhất để bảo trì bảo dưỡng một cách dễ dàng.

Giai đoạn 3: Chi tiết lắp đặt hệ thống thiết kế thi công hệ thống đường ống nước

Tiếp đến là bản vẽ chi tiết lắp đặt hệ thống cấp thoát nước sẽ làm rõ từng bộ phận quan trọng. Như chi tiết bể tự hoại, chi tiết lắp đặt hệ thống ống nước nhà vệ sinh, lắp đặt phểu thu nước mưa, nước thải trong sinh hoạt, thể hiện mặt đứng, mặt bằng, mặt cắt để khi thi công công nhân sẽ dể dàng nắm rõ được cách lắp đặt.

Giai đoạn 4: Kinh nghiệm lắp đặt thi công hệ thống đường ống nước

Quy trình lắp đặt vật liệu thường là giai đoạn sau cùng khi thì công phần thô đã hoàn chỉnh, để công nhân thi công dễ dàng và lắp đặt thiết bị không phải đục tường sau khi hoàn thiện.

Nguyên tắc cơ bản của thiết kế thi công hệ thống đường ống nước:

– Đường ống dẫn đến các thiết bị phải tính toán sao cho ngắn nhất.

– Các đường ống thẳng đứng thường nên đặt trong hộp kỹ thuật gần các thiết bị dùng nhiều nước như máy giặt, bình nước nóng, bồn chứa nước,…

– Các đường ống nằm ngang thường đặt CB âm tường, cho nên yêu cầu sử dụng loại ống phải tốt, các mối nối phải khít.

– Phải lắp đặt tại các vị trí sao cho thuận lợi trong sử dụng, quản lý, kiểm tra bảo trì bảo dưỡng.

– Không nên đặt đường ống qua phòng ở như phòng khách, phòng ngủ,…

– Mỗi đường nhánh không phục vụ quá 5 thiết bị dùng nước, đây là điều cần lưu ý vì khi sử dụng quá nhiệu thiết bị như vậy thì lượng nước cấp từ mỗi thiết bị sẽ yếu.

– Nên dùng bể chìm để dự trữ nước và bơm lên bể trên cao để dùng thuận tiện và thoát được các chất khử trùng. Đường ống để bơm nước lên bể chứa trên cao và đường ống cấp nước cho các thiết bị nên tách riêng. Nếu làm chung thì phải có van 1 chiều ở vị trí trên máy bơm.

– Tiêu chuẩn dùng nước của mỗi người một ngày đêm là 0,2 m3.

Quý khách hàng có nhu cầu Thiết kế thi công hệ thống đường ống nước hãy liên hệ với OSATA Việt Nam để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất.

Một số dịch vụ khác mà chúng tôi cung cấp: Thiết kế và cải tiền hệ thống tự động hóa